Ở trong nhà hoặc trong bệnh viện do nhiễm COVID-19 một thời gian dài có thể làm giảm sức mạnh và dẻo dai của cơ bắp một cách đáng kể. Tập thể dục sẽ giúp cải thiện độ mạnh và độ dẻo dai của các cơ trong cơ thể. TUY NHIÊN, việc tập thể dục cần đảm bảo an toàn và cần được theo dõi cùng với các triệu chứng nhiễm COVID-19 khác.
Đôi khi bạn sẽ có cảm giác rất mệt hoặc các triệu chứng khác như kiểu “kiệt sức” hoặc “mệt lả” sau khi gắng sức dù rất ít. Khoa học gọi chứng này là “mệt mỏi sau gắng sức” (viết tắt là PEM). Triệu chứng này điển hình sẽ xuất hiện sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày sau khi gắng sức về cả thể chất và tinh thần. Bình thường sẽ cần khoảng từ 24 giờ trở lên để phục hồi cơ thể, từ năng lượng, độ tập trung, giấc ngủ, trí nhớ và quá trình phục hồi cơ thể này sẽ gây ra tình trạng đau nhức cơ/ khớp và các triệu chứng như là cúm.
Nếu bạn gặp tình trạng “mệt mỏi sau gắng sức” (PEM), bạn cần tránh tập thể dục hoặc các hoạt động gì khiến bạn gặp tình trạng “mệt mỏi sau gắng sức” (PEM), chỉ cần bảo tồn năng lượng. Nếu không gặp tình trạng PEM, bạn có thể từ từ nâng cao các mức độ nặng của bài tập thể dục. Bạn có thể dùng RPE của Borg– thang 10 (trang kế có nói đến) để hướng dẫn cách tăng mức độ vận động của mình. Thang này là công cụ khách quan để đánh giá mức độ nặng mà bạn cảm giác được khi tập, từ 0 (không gắng sức) tới 10 (gắng sức nhiều nhất).
Tùy người và tùy thời điểm mà cũng với cùng một hoạt động, điểm RPE có khác nhau/ Ví dụ, với việc đi bộ, bạn có thể đánh giá 1 điểm (cực nhẹ) nhưng có người khác đánh giá 4 điểm (có chút gắng sức) hoặc ngay chính bạn vào một ngày khác bạn cũng có thể cho điểm khác. Bạn sẽ viết những hoạt động hàng ngày của mình ra và đánh giá điểm RPE để theo dõi tình trạng của mình và hướng dẫn để mình tăng dần mức độ vận động của mình.




Giai đoạn 2
Các hoạt động cường độ thấp (điểm RPE 2-3)
Ví dụ: đi bộ, làm việc nhà hoặc làm vườn nhẹ nhàng. Nếu bạn chấm bất cứ hoạt động nào trên 3 điểm, đừng làm ở giai đoạn này.
Nếu bạn có thể chịu được các điểm RPE 2-3, bạn có thể tăng từ từ giời gian tập mỗi ngày 10-15 phút. Bạn sẽ cần dành ít nhất 7 ngày ở giai đoạn này mà không bị mệt lả (mệt mỏi sau gắng sức PEM) trước khi bước qua giai đoạn kế tiếp.
Giai đoạn 3
Các hoạt động cường độ trung bình (điểm RPE 3-5)
Ví dụ: đi bộ nhanh, lên xuống cầu thang, chạy bộ, cúi đầu, thử các bài tập tăng tính đối kháng và tập trung vùng thân trên. Nếu bạn cho điểm bất cứ hoạt động nào sau đây trên 5, đừng tập trong giai đoạn này.
Ví dụ về các bài tập làm mạnh cơ cho TAY

Ví dụ các bài tập làm mạnh cơ CHÂN



Giai đoạn 4
Các bài tập cường độ trung bình với kỹ năng vận hành và hợp tác (điểm RPE 5- 7) Vài ví dụ: chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, học khiêu vũ. Nếu điểm RPE của bất cứ hoạt động nào từ 7 trở lên, đừng thực hiện trong giai đoạn này.
Giai đoạn 5
Trở lại các bài tập thể dục bình thường của bạn (điểm RPE 8- 10)
Giờ bạn có thể hoàn toàn trở về các hoạt động thể dục, thể thao, vận động thể lực như bình thường của bạn trước COVID-19.
Không nên tập thể dục nếu bị đau. Nếu bạn bị đau, như đau ngực, hay cảm thấy hoa mắt, chóng mặt trong lúc tập, hãy dừng ngay và đừng tập lại nếu chưa nói chuyện với nhân viên y tế